Nhân vật phụ Danh_sách_nhân_vật_trong_tiểu_thuyết_Đạo_Mộ_Bút_Ký

Chu Mục vương

Chu Mục vương (tiếng Trung: 周穆王): vị Thiên tử lên ngôi năm 55 tuổi của nhà Chu thời Thượng cổ. Vì muốn trường sinh vĩnh cữu, đã lập nên Âm mưu 3.000 năm và sử dụng Ngọc dũng (玉俑) làm công cụ trường sinh bất lão.

Thiết Diện sinh

Thiết Diện sinh (tiếng Trung: 鐵面生): một quân sư thời Xuân Thu Chiến Quốc, có tài Phong thủy và tri thức lớn về trộm mộ, trợ giúp Lỗ Thương vương. Sau cùng, giết Lỗ Thương vương cướp Ngọc dũng.

Lỗ Thương vương

Lỗ Thương vương (tiếng Trung: 魯殤王): nhờ lấy được Quỷ nữu Long Ngư ngọc tỷ mà lập nhiều chiến công nên được Vua nước Lỗ (khi ấy chỉ tước Công) phong làm tước Vương. Sau này, vì lo sợ cái chết nên mới hỏi Quân sư của y là Thiết Diện sinh cách trường sinh bất lão. Thiết Diện sinh nói với Lỗ Thương vương, từ thời thượng cổ có một loại áo ngọc gọi là Ngọc dũng, mang trên mình có thể khiến người ta cải lão hoàn đồng, nhưng đáng tiếc đã sớm biệt tăm, nếu muốn có nó, may ra chỉ có thể tìm trong các cổ mộ. Sau một thời gian tìm kiếm, Lỗ Thương vương phát hiện trong một cuốn sách có đề cập đến Ngọc dũng trong một khu Hoàng lăng thời Tây Chu. Lăng mộ phá núi mà xây nên, lợi dụng huyệt động có sẵn trong tự nhiên, đường vào mộ bày trận theo nguyên lý trong Chu Dịch bát quái. Bên trong hang động của chủ mộ có một đại thụ là Cửu đầu Xà bách, dưới gốc cây đặt giường ngọc, bên trên là xác khô của một nam thanh niên trong tư thế ngồi mặc áo liệm đen tuyền. Xác nam thanh niên kia giống như chết mà không phải là chết, trong một khoảng thời gian nhất định, da chết trên mình thi thể sẽ bong ra, đồng thời tái sinh một lớp da mới. Thiết Diện sinh dùng cách thức đặc biệt cởi chiếc áo ra khỏi nam thi, đồng thời đóng kín quan tài đá trong mộ phụ. Lỗ Thương vương dựa theo kế hoạch Thiết Diện sinh bày ra, uống thuốc giả chết, trước mặt Hoàng đế diễn một màn kịch. Hoàng đế tin y thực sự có thể qua lại giữa hai giới âm dương. Để trấn an, Hoàng đế còn ban cho y mộ phần cao quý hơn cả bậc vương hầu. Thân tín của y lấy lý do mở phần mộ, ngấm ngầm xây một cổ mộ hình quạt ngay phía trên Hoàng lăng Tây Chu rồi an táng y tại đó, chính là Thất tinh Lỗ vương cung.

Uông Tàng Hải

Uông Tàng Hải (tiếng Trung: 汪藏海), một nhà Phong thủyKiến trúc sư đại tài thời nhà Minh, hiểu biết về phong thủy của ông ta đã đạt tới đỉnh cao. Vì thế Uông Tàng Hải được bổ nhiệm tham gia thiết kế hoàng cung triều Minh, ngoài ra còn thiết kế thêm vài thành phố lớn của Trung Quốc, đương thời chỉ một câu nói của ông ta thậm chí có thể xóa sổ vài thành thị. Uông Tàng Hải có một quyển sách viết về phong thủy, tiếc thay con cháu ông ta chỉ sao lại vài bản, về sau đều thất truyền cả.

Cầu Đức Khảo

Cầu Đức Khảo (tiếng Trung: 裘德考): bổn danh Cox Hendry, làm việc tại một trường Công giáo ở Trường Sa, Hồ Nam, là một trong số những người Mỹ vào Trung Quốc theo phong trào Đông tiến thời kỳ Trung Quốc Quốc dân Đảng. Bản tính nham hiểm, lừa đi cuốn Sách lụa Chiến Quốc của Ngô Lão Cẩu, từ đó phát sinh sự đam mê nghiên cứu về bí mật bị ẩn giấu trong cuốn sách này. Cầu Đức Khảo thành lập một công ty mang danh nghĩa là khảo cổ, thám hiểm nhưng thực tế là đi tìm hiểu về thuật Trường sinh bất tử. Cầu Đức Khảo cho khắc dãy số 02200059 trên trang bị, trên xe, biểu tượng của công ty trong các hoạt động thám hiểm quốc tế. Dãy số này là một dãy số thần bí ẩn mà Thiết Diện Sinh giấu trong phần sách lụa cuối cùng của Sách lụa Chiến Quốc. Uông Tàng Hải muốn phá giải nhưng không hiểu nổi, vì vậy mới gọi là “dãy số của trời”.

A Ninh

A Ninh (tiếng Trung: 阿寧): một kẻ trộm mộ và là nhân vật nữ đầu tiên của bộ truyện. Là con nuôi của Cầu Đức Khảo, thường có nhiệm vụ dẫn đầu đoàn lính đánh thuê hoàn thành những nghiên cứu của công ty (thật ra là do Cầu Đức Khảo) đặt ra. Đặc thù: Tóc ngắn, trên tay có một dây xích tay đồng tiền (tổng cộng 7 miếng, tất cả đều đúc từ cục An Huy, trên mặt có chữ “Quang Tự nguyên bảo” (đồng tiền thời Thanh)), quần áo bó sát người. Trong truyện, cô bị rắn mào gà (Kê quan xà) cắn chết khi đang trên đường đi đến Tây Vương Mẫu quốc cùng với nhóm Ngô Tà.

Thuận Tử

Thuận Tử (tiếng Trung: 順子): một Người Triều Tiên sống dưới chân Trường Bạch Sơn, làm nhiệm vụ dẫn đường cho nhóm Ngô Tà đến Vân Đỉnh Thiên cung. Mục đích chuyến đi ngoài làm nhiệm vụ dẫn đường thì anh còn muốn tìm thi thể của cha mình đã mất tích trong chuyến đi dẫn đường cho một đoàn khảo cổ năm xưa đến Trường Bạch Sơn

Phan Tử

Phan Tử (tiếng Trung: 潘子): tay chân đắc lực của Ngô Tam Tỉnh. Tính tình hào sảng, trung thành và tận tụy tuyệt đối với Ngô Tam Tỉnh, cũng rất chiếu cố Ngô Tà trong nhiều phi vụ trộm mộ nguy hiểm. Sau vì cứu Ngô Tà ra khỏi Trương gia Cổ lâu mà mất.

Vương Minh

Vương Minh (tiếng Trung: 王盟): một người làm thuê trong cửa hiệu Ngô Sơn cư của Ngô Tà.

Kim Vạn Đường

Kim Vạn Đường (tiếng Trung: 金萬堂): chủ tiệm đồ cổ Lưu Ly Tôn, răng nạm vàng, có vai trò quan trọng trong việc chỉ dẫn Ngô Tà bắt đầu xuống Thất tinh Lỗ vương cung và nhiều sự vụ quan trọng về sau. Từng tham gia phân loại, giám định, phiên dịch sách lụa Chiến Quốc thời Lỗ Hoàng trong Lần trộm mộ lớn nhất lịch sử.

Giải Tử Dương

Giải Tử Dương (tiếng Trung: 解子揚): bạn thân từ nhỏ của Ngô Tà. Ngô Tà quen gọi là Lão Dương (老癢; chữ Dương này nghĩa là "Ngứa ngáy"). Tuy là họ Giải, nhưng Ngô Tam Tỉnh nói là không có quan hệ gì với họ Giải của Giải Cửu Gia. Đi theo anh họ trộm mộ ở Tần Lĩnh thần thụ mà chết. Sau lần đi trộm mộ đó, phát hiện mình có năng lực "Hiện thực hóa", giúp bản thân và mẹ từ chết mà sống lại. Ngô Tà nhận định năng lực "Hiện thực hóa" của Giải Tử Dương có thể là do lực từ trường quá lớn của cây Xà thần trong Tần Lĩnh thần thụ dẫn đến Đa vũ trụ tiếp xúc với nhau tạo nên diễn giải nhiều thế giới làm Giải Tử Dương và mẹ hắn ở thế giới song song có thể qua được thế giới này. Trong truyện, sau khi kết thúc sự kiện Tần Lĩnh, Giải Tử Dương gửi một bức thư giải thích mọi việc cho Ngô Tà, rồi cùng mẹ đi ra nước ngoài. Trong bản phim truyền hình, Giải Tử Dương chết do cứu Ngô Tà thoát khỏi Nến Cửu Âm.

Vân Thái

Vân Thái (tiếng Trung: 雲綵): một thiếu nữ người dân tộc Dao, con gái của A Quý - chủ nhà cưu mang Thiết tam giác khi còn ở Ba Nãi. Cô là người Vương Bàn Tử yêu thích, luôn cố ý tiếp cận Trương Khởi Linh, sau bị Hắc ảnh Trương Tháp Tháp giết hại.

Bất ngôn kỵ

Đội quân câm điếc dưới thời Bắc Ngụy dựa theo đội quân Mô Kim hiệu úy của Tào Tháo, ngoài mặt là hộ vệ của hoàng đế, bên trong theo chỉ thị của hoàng đế đi đạo mộ tìm kiếm vàng, bạc mua quân lương… Do họ câm điếc, mà hà mộc tập thì ngoài họ ra không ai đọc được, thành ra những ngôi mộ họ từng khai phá chỉ có họ và hoàng đế biết.

Vạn Nô vương

Vạn Nô vương (tiếng Trung: 万奴王): một thủ lĩnh Đông Hạ có hình thù kỳ quái, cả thân tỏa ra mấy cánh tay nhìn như Thiên thủ Quan Âm (千手观音). Theo như Uông Tàng Hải ghi lại trên Xà mi Đồng ngư, Vạn Nô vương đều thay các đời không phải là cha truyền con nối, mà khi Vạn Nô vương tiền nhiệm chết đi, từ cánh cửa Thanh Đồng bò lên một Vạn Nô vương khác. Mà cánh cửa trong lòng đất kia cũng chỉ có thể mở ra vào thời khắc Vạn Nô vương tiền nhiệm qua đời, bằng không nghiệp hỏa địa ngục sẽ thiêu rụi những kẻ cả gan mở cánh cửa này.

Thành viên của Trương gia

  • Trương Thụy Đồng (tiếng Trung: 張瑞桐): là vị Trương Khởi Linh tiền nhiệm trước Muộn Du Bình, đồng thời là ông nội của Trương Khải Sơn. Chủ ý đem Muộn Du Bình thay thế thai nhi 3.000 năm, khi sự việc bị phát hiện mà vứt bỏ Muộn Du Bình, bởi vì xem đây là một vụ bê bối đáng hổ thẹn của Trương gia. Về sau Trương Thụy Đồng bỏ mình trong Thành cổ Từ Châu bởi vì nội đấu Trương gia.
  • Trương Thụy Phác (tiếng Trung: 張瑞樸): phản đồ của Trương gia, xuất hiện trong Tiền truyện của Đạo mộ bút ký là "Hồ sơ Nam bộ" (南部档案). Trên bàn tay có 3 ngón tay dài, được đánh giá "Thuộc dạng tư chất tương đối bình thường", theo tên đệm thì có lẽ cùng thế hệ với Trương Thụy Đồng.
  • Trương Diêm Thành (tiếng Trung: 張鹽城): rất có khả năng là Trương gia Bổn gia, tự xưng là hậu duệ của Phát Khâu tướng quân bên cạnh Tào Tháo. Bàn tay trái có 5 ngón tay đều rất dài, có quy tắc trộm mộ rất bài bản.
  • Trương Hải Khách (tiếng Trung: 張海客): một người Trương gia Ngoại tộc ở nước ngoài, xuất hiện trong "Tạng Hải Hoa", từng bảo hộ Muộn Du Bình khi chỉ mới 13 tuổi. Tuổi thật của nhân vật không rõ, chỉ biết hơn 2 tuổi so với Muộn Du Bình. Từng giả dạng làm Ngô Tà (Đạo mộ bút ký quyển 8 chương 26), hành tung tương đối kỳ bí. Sau khi Ngô Tà tiêu diệt Uông gia, Trương Hải Khách biểu thị muốn phục hưng Trương gia qua tiệc Trung thu, chi tiết ở trong "Đoản Trung thu 2019" do Nam Phái Tam Thúc viết.
  • Trương Hải Kỳ (tiếng Trung: 張海琪): một người Trương gia Bổn gia quản lý Kho hồ sơ ở Nam Dương, đồng vai đồng vế với Trương Hải Khách, xuất hiện trong "Hồ sơ Nam bộ". Một người phụ nữ hành sự tất cả vì lợi ích của Trương gia, vì hành trạng của Trương gia trong việc lưu trữ nên các tập hồ sơ ở Nam Dương mà thu nhận nhiều cô nhi, trong đó có Trương Hải Diêm.
  • Tiểu Trương ca (tiếng Trung: 小張哥): tên thật Trương Hải Lâu (張海樓), sau đổi Trương Hải Diêm (張海鹽), một cô nhi được Trương gia Trương Hải Kỳ nhận nuôi, nhân vật xuất hiện trong Phiên ngoại "Huyễn cảnh" (幻境) và sau đó là phần "Hồ sơ Nam bộ". Nói nhiều cực kỳ, tuy là được nhận nuôi nhưng cũng được thừa hưởng sự trường thọ của gia tộc, tự xưng Tiểu Trương Ca bởi vì gọi Tộc trưởng Trương Khởi Linh là "Đại Trương Ca". Đã đi qua cửa Thanh đồng, biết được bí mật Chung Cực, từng yêu cầu Ngô Tà trả Tộc trưởng Trương Khởi Linh để chấn hưng Trương gia.
  • Trương Hải Hà (tiếng Trung: 張海蝦): cũng gọi Trương Hải Hiệp (張海俠), cũng là một cô nhi được Trương Hải Kỳ nhận nuôi.
  • Trương Nhật Sơn (tiếng Trung: 張日山): nhân vật được Nam Phái Tam Thúc thiết kế đặc biệt, chỉ có trên các bản phim truyền hình: Chung cực bút ký, Lão Cửu Môn, Sa hải, không xuất hiện trong truyện. Xuất thân Trương gia Bổn gia, đi theo Trương Khải Sơn làm Phó quan, nên cũng được gọi là Trương Phó quan (張副官). Sau khi Trương Khải Sơn chết, Trương Nhật Sơn tiếp nhận chức Hội trưởng của Cửu Môn hiệp hội (九門協會) và Khung Kỳ công ty (穹祺公司; là thương nghiệp cá nhân Trương gia trong Cửu Môn).